Có được cách nhận biết lừa đảo việc làm trên Facebook chuẩn sẽ giúp các bạn tự tin hơn với sự lựa chọn của mình. Đồng thời hạn chế được tình trạng bị kẻ xấu lừa đảo hết tiền bạc, công sức. Hoặc lợi dụng bản thân làm những công việc bất hợp pháp, trái lương tâm.
1. Cách nhận biết lừa đảo việc làm trên Facebook qua đăng tin
Với tin tuyển dụng lừa đảo trên Facebook thường thông tin tài khoản đăng tải sẽ mập mờ và chúng không có sự đồng nhất. Thậm chí nhiều đối tượng còn mạo danh một số tên tuổi nổi tiếng nào đó để sao chép thông tin gần y hệt. Điều này khiến cho nhiều nạn nhân cho rằng tin tuyển dụng việc làm đó trên Facebook là chính thống.
Thậm chí, nhiều cá nhân lừa đảo họ còn dùng tài khoản Facebook cá nhân để đăng tin tuyển việc làm tại hội nhóm lớn. Điểm chung của những tài khoản này chính là đăng tải hình ảnh video khoe mẽ sự giàu có của mình. Tạo niềm tin và thúc đẩy ham muốn làm giàu từ các nạn nhân.
2. Bài tuyển dụng luôn gắn hashtag việc nhẹ lương cao
90% các bài đăng tin tuyển dụng lừa đảo trên Facebook đều có gắn tên các sàn thương mại điện tử lớn trên thị trường. Điển hình như:
- Tuyển cộng tác viên số lượng lớn cho Tiki.
- Tuyển cộng tác viên cho sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo,…
- Hoặc tuyển CTV tương tác dự án hợp tác giữa chủ gian hàng với Shopee.
- Hoặc tuyển CTV làm việc tại nhà, không cọc lương từ 500-800k/ngày.
- Việc nhẹ lương cao, kiếm từ 10 đến 20 triệu đồng/tuần trong tầm tay,…
Đi vào nội dung mô tả công việc bạn sẽ thấy cực kỳ sơ sài. Bài tuyển dụng việc làm không theo mẫu chuẩn nào. Từ ngữ sử dụng không được trau chuốt, thậm chỉ còn sai chính tả. 100% các bài viết tuyển dụng lừa đảo trên Facebook để nhận mạnh bằng hashtag Việc nhẹ lương cao để đánh vào tâm lý của các nạn nhân.
3. Cách nhận biết lừa đảo việc làm trên Facebook với lương khủng
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, hầu hết bài đăng tuyển dụng việc làm lừa đảo trên Facebook đều mô tả công việc nhẹ nhàng, thời gian làm việc linh hoạt. Đổi lại, mức lương cộng với chiết khấu hoa hồng cực kỳ khủng. Nó phụ thuộc hoàn toàn vào doanh số người đó làm được.
Cụ thể, họ cho biết, cộng tác viên có thể nhận được lương từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu một tháng. Hoa hồng nạn nhân có thể nhận được từ 10 đến 20%/giá trị đơn hàng. Bạn sẽ phải thực hiện đặt cọc tiền đảm bảo trách nhiệm làm việc cho nhà tuyển dụng đó. Hoặc phải đóng phí về phát hành thẻ nhân viên chính thức cho công ty,…
4. Nhà tuyển dụng lừa đảo luôn tạo áp lực phải hành động ngay
Thêm một dấu hiệu quan trọng nữa để bạn nhận biết được thông tin tuyển dụng việc làm lừa đảo trên Facebook. Đó chính là mẫu bài đăng sẽ có thời hạn ứng tuyển ngắn và nhà tuyển dụng bị hối thúc phải hành động ngay. Cụ thể là nộp hồ sơ lý lịch để giữ vị trí hoặc đóng cọc phí để giữ công việc.
Điển hình như: Chỉ còn 4 suất trong đợt tuyển cộng tác viên nhà Lazada, hay chỉ còn 2 ngày nhà tuyển dụng sẽ đóng trang tuyển cộng tác viên của Tiki.
Chờ sau khi bạn đăng ký hồ sơ, họ sẽ yêu cầu bạn thanh toán ngay. Không cho các nạn nhân có thời gian để tìm hiểu hay nghiên cứu kỹ càng vì sợ bị vuột mất cơ hội việc làm tốt.
5. Tài khoản nạn nhân chuyển tiền đến nhà tuyển dụng là cá nhân
Cách nhận biết lừa đảo việc làm trên Facebook hiệu quả tiếp theo mà bạn không nên bỏ qua. Đó chính là tài khoản bạn đóng phí cọc lại là tên tài khoản cá nhân mà không phải của công ty, hay của doanh nghiệp tuyển dụng.
Cụ thể, bạn sẽ được yêu cầu thanh toán đơn hàng hay các khoản phí cọc việc làm. Thông qua thao tác chuyển tiền trực tiếp vào nhiều tài khoản cá nhân khác nhau thay vì tổ chức. Đặc biệt, tên chủ tài khoản giao dịch chuyển tiền không đúng với tên nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, tin tuyển dụng việc làm lừa đảo còn được đăng tải nhiều lần trên Facebook. Ở nhiều hội nhóm khác nhau trong một thời gian dài.
6. Nắm rõ phương thức lừa đảo việc làm trên Facebook nhà tuyển dụng “ma”
Người tuyển dụng lừa đảo trên Facebook chủ động nhắn tin cho bạn trên Messenger. Đến khi bạn đã ứng tuyển sẽ được họ yêu cầu phỏng vấn online hoặc trực tiếp ở trụ sở công ty mạo danh.
Ngay sau đó, bạn sẽ được họ yêu cầu đóng các khoản phí cọc để trở thành nhân viên/CTV chính thức của công ty. Sau khi kết thúc hợp đồng hoặc làm việc đủ 3 tháng họ hứa sẽ trả lại số tiền cọc đó. Thế nhưng, ngay sau khi bạn đóng tiền cọc xong hoặc họ bị phát hiện lừa đảo mọi thông tin bạn dùng để liên lạc với nhà tuyển dụng đó bị biến mất, không dấu vết.
7. Tổng kết
Trên đây là một số cách nhận biết lừa đảo việc làm trên Facebook chuẩn và hiệu quả nhất mà vietnamwork247.com chia sẻ tới các bạn nên đọc kỹ để đề phòng. Hiện tượng các nhà tuyển dụng “ma” đăng tin việc làm lương khủng trên Facebook tràn lan. Bạn cần là người lao động thông thái, biết đâu là thông tin tuyển dụng chính thống đâu là lừa đảo?